TIPS LUYỆN CÁC DẠNG ĐỀ TIẾNG ANH CHUYÊN

⭐ CHINH PHỤC 5 DẠNG BÀI PHỔ BIẾN TRONG ĐỀ THI CHUYÊN ANH – GỢI Ý TỪ CÔ GIÁO

Kỳ thi chuyển cấp quan trọng sắp tới, đây là thời gian các con chạy nước rút để đạt kết quả xứng đáng với công sức ôn luyện bao ngày. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại những lưu ý và phương pháp ôn luyện 05 dạng bài phổ biến trong kỳ thi Anh Chuyên qua chia sẻ của cô Bạch Dương và cô Hoàng Loan tại Trung tâm Ngoại ngữ NP Education. Mời cha mẹ và các con tham khảo chi tiết trong từng ảnh! 

01. Dạng bài Phonetics

📍 Lưu ý: Các con cần đọc kỹ đề, tránh nhầm lẫn giữa 2 dạng bài “tìm trọng âm khác” và “tìm từ có cách phát âm khác”. Con nên đánh dấu trọng âm và phiên âm IPA bên cạnh từ để thấy rõ sự khác biệt. 

📍 Cách ôn luyện: Nắm vững những quy tắc phát âm cơ bản (đuôi -ed, đuôi -s, -es) và các từ có cách phát âm đặc biệt. Ghi nhớ một số quy tắc đánh trọng âm đã được học (ví dụ từ kết thúc bằng đuôi -tion, -ic/ical). Con có thể dùng sơ đồ tư duy hệ thống lại để nhớ kỹ hơn. Trong quá trình luyện tập, nếu gặp những từ khó, hay phát âm sai, con nên gộp thành một danh sách để ôn đi ôn lại.

02. Dạng bài Tìm lỗi sai

📍 Lưu ý: Với dạng bài này, các bạn nên đọc và phân tích kĩ 4 cụm được gạch chân, xem lỗi ở đâu, nên sửa lại như thế nào (dù đề không yêu cầu sửa lỗi) để chắc chắn đáp án của mình là chính xác. 

📍 Cách ôn luyện: Nên học cách phân tích cấu trúc câu, xác định được mệnh đề chính và mệnh đề phụ của câu để xác định lỗi sai nằm ở mệnh đề nào. Loại bài này hay kiểm tra lỗi sai về: verb form (thì của động từ), passive voice (câu bị động), word form (cấu tạo từ), conjunction (liên từ), phrasal verbs (cụm động từ), comparison (câu so sánh), conditionals (câu điều kiện), quantifiers (lượng từ), parallel structure (cấu trúc song song), S-V agreement (sự thống nhất giữa chủ ngữ & động từ)…

03. Dạng bài Điền 1 từ vào chỗ trống

📍 Lưu ý: Con chỉ điền 1 từ vào chỗ trống, không nên điền nhiều đáp số một lúc ( ví dụ: each/ every), vì nếu sai 1 trong 2 thì kết quả của con cũng không được tính.

📍 Cách ôn luyện:

Bước 1: Nên đọc qua cả đoạn để hiểu ý chính.

Bước 2: Đọc và phân tích từng vị trí cần điền, đọc các từ ở trước và sau để xác định xem từ cần điền là loại từ gì (giới từ, động từ, tính từ, mạo từ). Đồng thời, căn cứ vào ngữ cảnh câu trước, câu sau xem từ còn thiếu có bị ràng buộc về ý nghĩa hoặc cấu trúc nào không?

Bước 3: Lựa chọn từ, đọc lại để kiểm tra tính trôi chảy, sự phù hợp cả về ý nghĩa, cấu trúc của từ so với câu. Đặc biệt, con nên chú ý về thời/ số ít, số nhiều của từ cần điền.

04. Dạng bài Điền 1 từ vào 3 chỗ trống

📍 Lưu ý: Con cần đọc kỹ cả 3 câu, sau đó chọn từ sao cho ghép vào cả 3 câu đều tạo thành những cụm có nghĩa. Nếu từ nào phù hợp với cả 3 câu và đảm bảo cấu trúc đúng thì chính là từ cần chọn. Con nên chú ý đến thời, số ít, số nhiều hoặc loại từ.

📍 Cách ôn luyện: Dạng bài này thường kiểm tra các từ có thể xuất hiện trong nhiều cụm, và đa dạng về nghĩa. Để làm tốt dạng này, con nên làm nhiều bài tập, vừa làm vừa liệt kê theo từng nhóm. Ví dụ, viết một từ ở giữa và các cụm thường gặp xoay quanh.

05. Dạng bài Viết lại câu

Lưu ý: Bài này rất hay mất điểm, khi làm, con cần lưu ý về thời động từ, cách chia động từ, mạo từ an/ an/ the, số ít, số nhiều để tránh lãng phí điểm.

Cách ôn luyện: Con đọc kỹ từ cho sẵn trong ngoặc, hoặc các cụm từ cho trước ở đầu hoặc cuối câu. Xác định xem từ cho sẵn sẽ được dùng để thay thế cho thành phần nào trong câu, từ đó vận dụng các kiến thức đã học để tìm ra cấu trúc câu/cụm từ phù hợp. 

Bên cạnh đó, khi ôn con nên hệ thống 1 bảng các cấu trúc hay xuất hiện trong bài thi viết lại câu. Ví dụ: Dạng chuyển chủ động, bi động; cấu trúc “too” thành “enough”,… Với các trường hợp đặc biệt hoặc các cấu trúc khó, lạ, con cần nhóm vào 1 file/ sổ tay để học thuộc. Nói chung, con nên phân loại, tổng hợp kiến thức để dễ ghi nhớ, không nên dàn trải ghi chú lắt nhắt ở tất cả các đề. 

Trung tâm Ngoại ngữ NP Education

Bài viết liên quan